Chuyển động ngầm đằng sau 3 năm “im ắng” của Bibo Mart

Suốt 3 năm yên ắng trên thị trường khiến nhiều người đặt câu hỏi về sự phát triển của Bibo Mart, và rằng có phải thương hiệu này đang “lui binh” cho một cuộc tái khởi khác trên thị trường Mẹ và Bé. Sự thật là, thương hiệu này đã không còn là chuỗi bán lẻ dành cho mẹ và bé đơn thuần như đã từng.

Chuyển động ngầm đằng sau 3 năm im ắng của Bibo Mart - Ảnh 1.

Trên trang bibomart.com.vn, số lượng cửa hàng trong hệ thống đang được công bố là 148. So với con số 150 cửa hàng đã đạt được vào 3 năm trước – năm 2017, có vẻ đơn vị này đang “có chuyện”.

Chuyển động ngầm đằng sau 3 năm im ắng của Bibo Mart - Ảnh 2.

Phải nhắc lại, khi đơn vị chính thức nhận khoản đầu tư vốn của Công ty Quản lý quỹ Nhật Bản ACA, viễn cảnh của Bibo Mart là những con số rất tham vọng. Đó là kế hoạch mở 180 cửa hàng ngay trong năm 2017, mục tiêu đến cuối năm 2019 đạt hơn 500 cửa hàng, đảm bảo thị phần số 1 trên thị trường bán lẻ sản phẩm mẹ và bé Việt Nam …

Cách đây 3 năm, nếu nhận được các câu hỏi này, tôi sẽ tâm tư lắm“, bà Trịnh Lan Phương, người sáng lập, CEO doanh nghiệp này, thẳng thắn.

Thời điểm đó, bà Phương và cộng sự đang mở rộng một hệ thống, chuẩn bị cho bước IPO tiếp sau. Việc mời về các chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán lẻ, công nghệ, quản trị… để xây dựng nền móng vận hành cả ngàn cửa hàng được cho là bước đi khôn ngoan theo người khổng lồ. Thật khó hình dung một doanh nghiệp bán lẻ sẽ thế nào nếu không dựa vào số lượng và độ phủ của hệ thống cửa hàng – tiêu chí được mặc định khi đánh giá sức ảnh hưởng của thương hiệu bán lẻ.

6 tháng đồng hành cùng chúng tôi trong dự án tái cấu trúc, sự dịch chuyển mô hình bán lẻ đang diễn ra trên toàn cầu mà các chuyên gia từ Amazon, Taobao, Walmart tái hiện cho chúng tôi khiến tôi nhận ra, nhiều mô hình kinh doanh mới xuất hiện, các cửa hàng truyền thống đang thu hẹp. Ở thị trường 100 triệu dân, 10.000 cửa hàng bán lẻ là đủ, xây dựng một nền tảng để hỗ trợ 10.000 cửa hàng này vận hành sao cho hiệu quả hơn là mở thêm cửa hàng để triệt tiêu lẫn nhau“, bà Phương chia sẻ.

Chuyển động ngầm đằng sau 3 năm im ắng của Bibo Mart - Ảnh 3.
Chuyển động ngầm đằng sau 3 năm im ắng của Bibo Mart - Ảnh 4.

Ông Henry Neilson, cựu CEO Walmart, cố vấn chiến lược, thành viên HĐQT độc lập của Bibo Mart, đồng hành cùng đơn vị suốt 6 năm qua cũng không hình dung được con đường mà doanh nghiệp này sẽ đi.

Có mặt ở doanh nghiệp này từ năm 2015, vai trò của ông Henry là gia tăng thêm năng lực quản trị với các quy trình, cách làm chuẩn quốc tế mà ông đã từng làm tại Walmart, 7-Eleven, Dairy Farm, Welcome Taiwan…, nhưng phải bảo toàn được bộ gene “khách hàng là trọng tâm”, tử tế và nhân văn của hệ thống cửa hàng mẹ và bé.

Vì vậy, các nhóm chuyên gia thực sự hào hứng khi năm 2018, thương hiệu nổi tiếng này đưa ra tham vọng cải tiến, xây dựng mô hình mới F2C (Factories to Customers).

Đây là mô hình mới, đầy thách thức nhưng cũng rất hào hứng với Bibo Mart và cả các chuyên gia, giúp doanh nghiệp thoát ra khỏi lối mòn“, ông Henry nhớ lại những ngày đầu.

Chuyển động ngầm đằng sau 3 năm im ắng của Bibo Mart - Ảnh 5.

Bức tranh sau 3 năm đã rõ ràng. Doanh nghiệp này đã trở thành một hệ sinh thái số, giúp kết nối các đối tác, khách hàng, nhà sản xuất… khai thác nguồn lực hiện có trong xã hội mang lại lợi ích cho các bên tham gia hệ sinh thái.

Việc chú trọng xây dựng hệ thống dữ liệu lớn bao trùm tất cả mảng hoạt động của hệ sinh thái, kết hợp với việc tập hợp “domain expert” (kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia hàng đầu), mô phỏng cách thức giải quyết vấn đề và khai thác cơ hội của các chuyên gia bằng các thuật toán. Thương hiệu này đã thực sự trở thành một tổ chức hoạt động trên cơ sở data-driven, tự động tính toán và vận hành tối ưu mọi công đoạn của chuỗi giá trị.

Hệ thống dữ liệu liên tục cập nhật nhu cầu từ thị trường. Đội ngũ R&D trên cơ sở đó nghiên cứu, phát triển sản phẩm và xây dựng quy trình công nghệ. Đơn hàng được phân bổ tới nhà máy phù hợp để sản xuất. Sản phẩm được đóng gói cuối chuyền và vận chuyển tới tay khách hàng với đường đi tối ưu nhất.

Chuyển động ngầm đằng sau 3 năm im ắng của Bibo Mart - Ảnh 6.

Hệ thống dữ liệu cho phép dự báo sản lượng tiêu thụ trước 2 năm, do đó nguyên phụ liệu và kế hoạch sản xuất cũng được hoạch định từ sớm, giúp cho tất cả các bên tham gia đều có thể chuẩn bị nguồn lực tốt nhất.

Nhờ tập hợp và quản lý toàn bộ dữ liệu, kết nối API và áp dụng hệ thống chia sẻ thông tin tức thời, giúp cho việc kết nối với các đối tác luôn trong trạng thái sẵn sàng, toàn bộ chuỗi cung ứng trở nên “trong suốt” và khả năng mở rộng không giới hạn.

Trong hệ sinh thái này, chỉ cần kết nối vào hệ thống, một nhà máy, một tiệm tạp hóa hoặc một cửa hàng mẹ bé ngay lập tức được tiếp nhận toàn bộ ‘trí tuệ nhân tạo’ và có thể vận hành tự động theo chuẩn mực chung. New Bibo không còn định vị mình là một nhà bán lẻ mà là một nền tảng số. Trong một hệ sinh thái, chúng tôi không xem ai là đối thủ, tất cả đều có thể trở thành đối tác“, ông Henry hào hứng chia sẻ.

Chuyển động ngầm đằng sau 3 năm im ắng của Bibo Mart - Ảnh 7.
Chuyển động ngầm đằng sau 3 năm im ắng của Bibo Mart - Ảnh 8.

Kể về sự có mặt của Nhà máy may Đại Tân (Quế Võ, Bắc Ninh) trong hệ sinh thái của doanh nghiệp Mẹ và Bé, ông Trần Văn Thắng – Phó tổng giám đốc của Công ty TNHH Đại Tân – vẫn chưa quên những ngày chao đảo khi COVID-19 xuất hiện. Các đơn hàng quốc tế đứt ngang, 16 chuyền may thiếu việc.

Chúng tôi gặp Bibo tại thời điểm này” – ông Thắng chia sẻ. So với đơn hàng trước đó, các đơn hàng nhỏ chỉ vài chục ngàn sản phẩm, quy trình và cách làm cũng khác khiến lãnh đạo và công nhân đứng chuyền ở Đại Tân đều lúng túng. Nhưng việc thương hiệu này đầu tư đội ngũ kỹ thuật vững nghề, làm việc trực tiếp tại nhà máy, trực tiếp giải quyết các tồn tại ngay trên chuyền đã nhanh chóng đập tan mọi nghi ngại.

Chuyển động ngầm đằng sau 3 năm im ắng của Bibo Mart - Ảnh 9.

Các dây chuyền sản xuất được bao tiêu quanh năm. Đơn hàng được tự động cập nhật theo sức bán, mỗi dây chuyền chỉ sản xuất chuyên biệt một dòng hàng. Hàng sản xuất xong được đóng gói cuối chuyền và phân bổ về từng cửa hàng giúp giảm chi phí lưu kho và đẩy nhanh tiến độ thanh toán cho các đơn hàng. Kế hoạch sản xuất được đưa sớm, nên chúng tôi chỉ tập trung vào sản xuất, không phải tìm đầu ra hay lo lắng đơn hàng đứt đoạn“, ông Thắng nói.

Đại Tân chỉ là một trong rất nhiều đối tác mà công ty đã kết nối vào hệ sinh thái trong hai năm qua. Hệ sinh thái này đang tiếp tục phát triển để sẵn sàng đấu nối tới tất cả các nhà bán lẻ, các đơn vị sở hữu kho bãi, sở hữu các phương tiện vận tải… đang mong muốn gia tăng hiệu quả trên mặt bằng kinh doanh, cơ sở hạ tầng & các nguồn lực sẵn có.

Tất nhiên, không dễ để thực hiện kế hoạch mà ông Henry thừa nhận là đầy tham vọng của bà Phương và cộng sự. Song, chiến lược của thương hiệu này là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số, trong cơn lốc của công nghệ.

Sẽ còn nhiều kế hoạch dài hơi phải thực hiện nhưng sớm muộn chúng tôi sẽ làm được vì tôi nhìn thấy bộ gene sáng tạo, nhiệt huyết của người sáng lập & đội ngũ đã kéo tôi ở lại đây“, ông Henry nói.

Điều mấu chốt, đã đến lúc các doanh nghiệp Việt có thể cùng với nhau, tìm kiếm cách thức, cơ hội để cùng lớn lên, cùng tạo ra giá trị“, CEO Trịnh Lan Phương tâm sự. Bà tin rằng, hệ sinh thái này thực sự là một giải pháp cho khát vọng vươn mình giúp các doanh nghiệp Việt cùng thắng vì một Việt Nam hùng cường hơn.

Chuyển động ngầm đằng sau 3 năm im ắng của Bibo Mart - Ảnh 10.

LAM PHƯƠNG

MẠNH THẮNG

HẢI PHI

BẢO SUZU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *